017643881952 vnnewgen@gmail.com

1. Tagfahrlicht – đèn định vị ban ngày (phía trước)

Tagfahrlicht luôn luôn bật, có tác dụng để các xe khác có thể nhận ra xe bạn đang lưu thông với khoảng cách từ xa hơn bình thường.

Ảnh 1. Vị trí đèn định vị ban ngày

2. Abblendlicht – đèn cốt (phía trước)

Được sử dụng vào lúc trời tối, có tác dụng tăng tầm nhìn trong đêm. Đèn này là bắt buộc trong điều kiện không đủ ánh sáng.

– Dùng khi:

+ hoàng hôn và trời tối

+ trong đường hầm, bãi đỗ xe trong nhà, khi kéo nhau

+ tầm nhìn hạn chế: mưa, sương mù, tuyết

Ảnh 2. Vị trí đèn cốt

– Lưu ý: khi chất cốp nặng, đầu xe bị chếch lên, đèn này sẽ gây chói mắt. Bạn phải điều chỉnh cho đèn thấp xuống để không làm chói mắt người khác.

3. Fernlicht – đèn pha (phía trước)

Có tác dụng tương tự và cùng vị trí Abblendlicht nhưng với tầm nhìn xa hơn. Tuy nhiên nó lại gây chói mắt cho phương tiện phía trước (qua gương chiếu hậu) và phương tiện ngược chiều.

– Được dùng khi:

+ Tầm nhìn bị hạn chế mạnh, thường trên đường liên tỉnh (Landstraße).

– Không được dùng khi:

+ Chói mắt xe trước và xe ngược chiều.

+ Đường có ánh sáng đủ quan sát

+ Xe của bạn dừng

+ Khi sương mù, tuyết rơi, trời mưa to. Tinh thể tuyết hoặc hạt mưa sẽ phản xạ ánh sáng làm chính bạn bị chói mắt. Trong trường hợp này thì bạn nên bật đèn sương mù gầm.

+ Khi có động vật trên đường, hãy tắt đèn hoàn toàn, nó có thể bị chói mắt và dừng lại trên đường do bị sốc.

4. Standlicht (trước, sau)- đèn đỗ

Xe khác phát hiện ra xe bạn đang đỗ khi ở chỗ tối.

Ảnh 3.1. Đèn đỗ (phía sau)
Ảnh 3.2. Đèn đỗ (phía trước)

5. Nebelscheinwerfer – đèn sương mù gầm (trước)

Dùng khi tầm nhìn bị hạn chế (trời mưa, sương mù, tuyết rơi) – Không bắt buộc-

*Lưu ý: Có thể bị phạt 25€ khi làm chói mắt xe đối diện, trong điều kiện bình thường

Ảnh 4. Đèn sương mù khi được sử dụng

6. Nebelschlussleuchte – đèn sương mù (sau)

Xe phía sau sẽ nhận ra xe bạn tốt hơn khi tầm nhìn hạn chế – Điều này không bắt buộc.

– Chỉ được dùng khi:

+ Tầm nhìn dưới 50m có thể định lượng được nhờ cột 2 bên đường có khoảng cách là 50m. Điều kiện này tốc độ tối da là 50km/h.

*Lưu ý: trong điều kiện bình thường, bật đèn này bị phạt 35€.

Ảnh 5. Vị trí đèn sương mù ( phía bên trái ), vị trí đèn sương mù mỗi xe là khác nhau.

7. Blinker – Đèn xi nhan (trước, sau, trên gương, 2 bên thân xe)

– Dùng khi:

+ rẽ trái phải, tại đường ưu tiên gấp khúc.

+ ra khỏi vòng xuyến, khi vào vòng xuyến đèn xi nhan bị cấm.

+ Bắt đầu di chuyển sau khi xe đã đỗ hoặc dừng lại bên lề đường.

+ chuyển làn đường

+ vượt hoặc lái qua chướng ngại vật phía trước, chuyển về làn cũ sau khi đã vượt.

Ảnh 6. Vị trí đèn xi nhan

8. Bremsleuchte – đèn phanh (sau)

Xe sau biết bạn đang phanh, tự động sáng khi phanh.

Ảnh 7. Các xe đang phanh/ dừng lại

9. Rückfahrlicht – đèn lùi (sau)

Xe sau biết bạn đang chuẩn bị lùi – tự động sáng khi cài số lùi

Ảnh 8. Vị trí đèn lùi

10. Das Warnblinklicht – (trước/sau chung với đèn xi nhan) đèn Harzard hay đèn báo nguy hiểm

– Dùng khi:

+ xe bị hỏng, gặp sự cố

+ xe bị tai nạn dừng giữa đường

+ Trên cao tốc khi thấy tắc đường hoặc khi xe trước phanh gấp, hoặc phải giảm tốc độ đột ngột.

+ khi kéo, cả xe bạn và xe kéo phải bật

Ảnh 9. Nút khởi động đèn cảnh báo nguy hiểm

11. Lichthupe – nháy pha

– Dùng để:

+ ra tín hiệu cho nhau như báo cho xe khác biết đèn hỏng

+ Khi ra hiệu nhường quyền ưu tiên khi đường hẹp hoặc có chướng ngại vật, 4 xe vào đường giao cùng 1 lúc ( hoặc ít nhất một người chưa load được luật Vorfahrt 😃 )

+ ngoài xa lộ có thể dùng làm thông báo xin vượt

– Cấm dùng để:

+ chào nhau

+ báo có cảnh sát hoặc đèn chụp

Ảnh 10. Vị trí kích hoạt nháy pha

Một số hình ảnh tổng quan :

Ảnh 11. Vị trí của các đèn trên xe hơi
Ảnh 12. Tổng hợp biểu tượng đèn xe do một đọc giả đóng góp

Chúc các bạn lái xe an toàn. Nếu thấy hay thì chia sẻ và like giúp mình để có động lực viết tiếp nhé 😃
Rất vui nếu bạn đóng góp ý kiến cùng chúng mình vào hòm thư góp ý ở dưới ^^